Chi tiết tin

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TRỒNG CHÈ

Người đăng: admin cty Ngày đăng: 16:54 | 11/11 Lượt xem: 1065

TRỒNG MỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ, BẰNG CÁC GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI (LD 97; TRI 777; TB 14; LDP1…) HÌNH THÀNH VÙNG NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN CHÈ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM NGHIỆP QUYẾT THẮNG QUẢNG NAM; XÃ BA, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM. (Kèm theo Quyết định số 01/2019/QĐ-HĐQT ngày 20/01/2019 của HĐQT Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CP NÔNG LÂM NHIỆP QUYẾT THẮNG QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 01/2019/QĐ-HĐQT

Đông Giang, ngày 20 tháng 01 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Dự án: " Trồng mới vùng nguyên liệu chè bằng các giống chè nhập nội (LD 97; TRI 777; TB 14…) hình thành vùng nguyên liệu chế biến chè tại Công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng, Xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam"

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM NGHIỆP

QUYẾT THẮNG QUẢNG NAM

Căn cứ vào Điều lệ hoạt động của công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam.

Căn cứ kết quả cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) ngày 05 tháng 4 năm 2018, tại văn phòng trụ sở Công ty cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam. Về việc thống nhất quy hoạch trồng dặm và trồng mới vùng nguyên liệu chè trên địa bàn công ty khi có nguồn giống chất lượng và ổn định; chú tâm về các giống đã thí nghiệm thích hợp tại công ty Quyết Thắng vào những năm trước đây.

Căn cứ vào Phương án; Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án: " Trồng mới vùng nguyên liệu chè bằng các giống chè nhập nội (LD 97; TRI 777; TB 14…) hình thành vùng nguyên liệu chế biến chè tại Công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng, Xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam" (Có Dự án kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Ban lãnh đạo công ty; các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ; các đội sản xuất liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Huỳnh Văn Duẩn


DỰ ÁN

TRỒNG MỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ, BẰNG CÁC GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI (LD 97; TRI 777; TB 14; LDP1…) HÌNH THÀNH VÙNG NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN CHÈ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG LÂM NGHIỆP QUYẾT THẮNG QUẢNG NAM; XÃ BA, HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM. (Kèm theo Quyết định số 01/2019/QĐ-HĐQT ngày 20/01/2019 của HĐQT Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam)

PHẦN MỞ ĐẦU

Chè là cây công nghiệp có khả năng thích ứng rộng; sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng cao, tạo ra hiệu quả kinh tế trên những vùng đất đồi. Hiện nay chè công nghiệp được trồng rộng rãi thành những vùng lớn trong cả nước và đang trở thành cây xoá đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho người sản xuất.

Công ty Cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam tiền thân là Nông trường Quyết Thắng, là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đóng trên địa bàn huyện Đông Giang, Tỉnh Quảng Nam. Là vùng có nhiều đất đồi núi thích hợp với cây chè. Vì vậy, địa phương nói chung và Công ty Quyết Thắng nói riêng đã chú trọng phát triển cây chè công nghiệp trong những năm qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ. Để tiếp tục phát triển cây chè trên những vùng đất đã được quy hoạch, cũng như diện tích đất được nhà nước cho thuê để quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Quyết Thắng đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trồng mới vùng nguyên liệu chè trên toàn bộ diện tích hiện có của công ty đang quản lý là khoảng 290 ha, sản lượng chè búp chế biến là 5.000 – 7.000 tấn.

Để thực hiện mục tiêu Quyết định HĐQT Công ty Quyết Thắng đề ra, Công ty Cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam xây dựng Dự án: Trồng mới vùng nguyên liệu chè bằng các giống chè nhập nội (LD 97; TRI 777; TB 14…) hình thành vùng nguyên liệu chế biến chè tại Công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng, Xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, với các nội dung chủ yếu sau:

Những căn cứ xây dựng đề án:

+ Căn cứ Kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam 2019 -2020; 2019 - 2025; Kế hoạch phát triển đến năm 2030.

+ Căn cứ Nghị quyết 01/NQ-CB ngày 26/12/2018 của Chi ủy công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam.

+ Căn cứ vào điều kiện đất đai hiện đang quản lý của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam.

Phạm vi xây dựng Dự án:

- Dự án xây dựng trong phạm vi các vùng trồng chè nguyên liệu của Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng, bao gồm các đội sản xuất số 01; 02; 04; 05; 06; 07+08 và 09 thuộc địa bàn các thôn trên địa bàn xã Ba và Xã Tư, huyện Đông Giang.

- Nội dung Dự án chủ yếu tập trung vào phát triển vùng chè nguyên liệu.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2018

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CHÈ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2016 ĐẾN 2018.

1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè qua các năm.

Năm

Tổng diện tích (ha)

Diện tích chè kinh doanh

(ha)

Năng suất

(tạ búp tươi/ha)

Sản lượng búp tươi

(tấn)

Sản lượng búp khô (tấn)

2016

292

64.5

10.7

695

150

2017

292

61.5

9.6

594

128

2018

292

61.5

11.5

707

165

2. Nhận xét:

- Hiện nay công ty đang quản lý 292 ha đất, được chyển giao từ công ty nhà nước chuyển sang theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Trung ương và tỉnh Quảng Nam năm 2017; Trong đó: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 290 ha gồm có 61.5 ha đất có cây chè đang kinh doanh và 73 ha đang trồng cây cao su, số diện tích còn lại là những diện tích trồng chè trước đây bị hoang hóa, chè chết đến hơn 85% nên công ty xin chủ trương của Sở chủ quản cho người lao động trồng xen cây keo để cải tạo đất; Và đến năm 2018 công ty cổ phần dã triển khai cho người lao động và cộng đồng người làm chè nhận khoán của công ty đã khai thác keo, HĐQT công ty đã có quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển trồng mới chè trong những năm tiếp theo.

 Từ năm 2016 đến 2018 diện tích chè kinh doanh giảm khoảng 03 ha. Nguyên nhân là do số diện tích giảm nêu trên được UBND tỉnh thu hồi bàn giao cho địa phương khai thác quỹ đất tại Xã Ba, Huyện Đông Giang;

Năm 2016 đến nay, cũng như các năm về trước, không những diện tích chè kinh doanh giảm mà còn không có diện tích trồng mới thêm. Nguyên nhân là do trong điều kiện kinh doanh khó khăn, nguồn tài chính có hạn nên việc đầu tư trồng mới chưa thực hiện được; Sau khi cổ phần hóa (28/11/2017) đến nay Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam đang trong giai đoạn tái kiến thiết lại công ty; củng cố thay đổi quy trình chăm sóc lại diện tích vườn chè đang kinh doanh (thu búp) là 61,5 ha; Rà soát quy hoạch diện tích đất hoang hóa, chè chết nhiều để có kế hoạch trồng mới trong thời gian đến; Mặt khác, công ty triển khai nghiên cứu các giống chè mới đặc biệt các giống chè lai…phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của đơn vị với chất lượng tốt và năng suất cao để đưa vào trồng mới, đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty đã đưa ra phương án triển khai phát triển trồng mới chè cuốn chiếu theo từng vùng để không ảnh hưởng đến đời sống người lao động và cộng đồng người làm chè tại địa phương hiện đang tham gia làm chè với Công ty.  

Thực hiện Quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT), Công ty Quyết Thắng đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 và hoàn thành kế hoạch dài hạn đến 2030 trồng mới vùng nguyên liệu chè trên toàn bộ diện tích hiện có của công ty đang quản lý là khoảng 290 ha, sản lượng chè búp chế biến là 5.000 – 7.000 tấn.

Thực tế cho thấy nếu phấn đấu thâm canh tăng năng suất chè lên 20-25 tấn búp tươi/ha thì 5.000 – 7.000 tấn chè chế biến là dễ đạt được, trên cơ sở công ty đã cho trồng thử nghiệm một số giống chè, đơn cử như LD 97 trên đất công ty trong thời gian qua đã cho kết quả 20 tấn búp tươi/ ha (vườn chè trồng được 4 năm tuổi).

Năng suất chè búp tươi từ năm 2016 đến 2018 năng suất tăng lên khá rõ rệt trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên năng suất không đồng đều do nhiều nguyên nhân: Diện tích chè trồng bằng hạt đã già cỗi năng suất cực thấp; một số diện tích chè giống mới đưa vào thí nghiệm chưa mở rộng nhiều; mật độ của các vườn chè không đảm bảo; năng lực và ý thức thâm canh vườn cây của người lao động cũng như một bộ phận cộng đồng người làm chè chưa thật có quyết tâm cao, còn mang tư tưởng trông chờ ỷ lại.

II. THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

1. Bố trí sử dụng đất đai:

Đất trồng chè được bố trí căn cứ vào kế hoạch phát triển của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam  giai đoạn 2019-2020; 2019 – 2025 và hoàn thành kế hoạch đến năm 2030. Hàng năm quy hoạch dựa trên quỹ đất đã được nhà nước cho thuê nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, phát triển trồng chè và các cây trồng nông nghiệp, dược liệu, cây công nghiệp khác…

Sau khi được chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào cuối năm 2017 (28/11/2017), đến nay Công ty từng bước quy hoạch, đầu tư phát triển tái kiến thiết (trồng mới) lại toàn bộ vườn chè của công ty  . HĐQT đã thống nhất giao cho Công ty xây dựng và phê duyệt các hạng mục đầu tư phát triển các vùng chè ở các đội sản xuất thuộc công ty Quyết Thắng quản lý, với các giống chè nhập nội, năng suất cao chất lượng tốt như: LD 97; TRI 777; TB 14 … và nghiên cứu một số giống chè lai, chè Ôlong năng suất cao thích hợp với vùng đất công ty đang quản lý, trên diện tích khoảng 290 ha theo từng giai đoạn.

2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật:

a) Giống và cơ cấu giống:

Trước đây giống chè ở Công ty Quyết Thắng (trước khi chuyển sang cổ phần hóa) phần lớn trồng giống chè chủ yếu đó là giống chè Trung du lá nhỏ gieo bằng hạt. Giống này có đặc điểm là:

- Giống chè Trung du cho năng suất thấp ( bình quân 7-8 tấn búp tươi/ha), chế biến chè xanh chất lượng khá.

Bên cạnh đó, vườn cây trồng bằng giống chè Trung du lá nhỏ của Công ty hiện nay đã lớn tuổi, phần lớn diện tích trồng vào những năm 1977; 1979- 1980 đến nay vườn cây già cổi, thoái hóa, phong lan và rong rêu bu bám nhiều trên thân làm vườn cây suy kiệt không phát triển dẫn đến năng suất thấp…

Để tăng năng suất và chất lượng chè, từ năm 2018 đến nay Công ty cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam có chủ trương triển khai trồng giống chè mới, năng suất cao (giống chè đã được trồng thử nghiệm tại vùng đất công ty đang quản lý vào những năm gần đây) LD 97; TRI 777 và TB 14, là các giống đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, chịu hạn, phát triển tốt trên các vùng đất của công ty … Ngoài ra, nghiên cứu đưa thêm một số giống chè cao sản, chè lai, chè Ôlong chất lượng cao  thích hợp cho công nghệ chế biến chè tại Công ty cổ phần nông lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam trong thời gian đến.

Cơ cấu giống chè đến năm 2018:

ĐVT: ha

TT

Đội sản xuất

Tổng Diện tích

Trung du lá nhỏ

(Chè kinh doanh búp)

TRI 777

LD97

Cành lai F1

Cây

cao su

Cây trồng khác

(Keo xen Chè; chè lá)

1

SỐ 1

23

0

0

0

0

14.4

8.6

2

SỐ 2

36

11

0

0

0

0

25

3

SỐ 4

18.7

0

0

0

0

0

18.7

4

SỐ 5

67.2

18

0

0.1

0

25.8

23.3

5

SỐ 6

31.2

0

0

0

0

7.8

23.4

6

ĐỘI 7+8

67.7

11

0

0

6

7

43.7

7

ĐỘI 9

46.2

10

0.5

0

5

18.6

10

12.1

 

Tổng cộng

290

50

0.5

0.1

11

73.6

30

154.8

Theo cơ cấu giống chè công ty đến năm 2018; Đa số là giống chè Trung du lá nhỏ chiếm > 70%, một số ít giống chè lai F1 và chè trồng thí nghiệm LD 97. Diện tích vườn chè kinh doanh búp 61.6 ha đạt tỷ lệ 21,24% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện công ty đang quản lý, đây là diện tích công ty đang đầu tư chăm sóc để thu hoạch búp theo kế hoạch sản xuất kinh doanh từ trước đến nay, số diện tích canh tác nêu trên rất nhỏ so với mô hình hoạt động của công ty do nguyên nhân: Trong suốt thời gian dài công ty hoạt động theo mô hình nhà nước làm chủ sở hữu mức độ đầu tư thâm canh vườn cây chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, ảnh hưởng của vườn cây lớn tuổi đa phần trồng vào những năm 1979; 1980… một số vườn chè trồng vào những năm 1984; 1987 đến nay già cổi, thoái hóa, đa số diện tích vườn cây bị hoang hóa công ty cải tạo lại thu hoạch chè lá và cho người lao động trồng xen keo để cảo tạo đất, cải thiện thêm đời sống trong những năm vừa qua; Đến nay chuyển sang mô hình cổ phần, Công ty đang triển khai cải tạo lại một số vườn cây già cổi và triển khai thu hoạch số diện tích cho trồng keo trước đây để phát triển trồng chè theo kế hoạch công ty; Số diện tích đất còn lại là có 73,6 ha cây cao su đang trong giai đoạn trồng được 8 – 9 năm tuổi, mặt dù hiện nay số diện tích cây cao su đã đến tuổi khai thác mủ nhưng do yếu tố về giá mủ cao su đang có xu hướng đi xuống công ty chưa triển khai kế hoạch thu mủ, nếu triển khai thu mủ tính hiệu quả không cao. Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra cũng như theo phương án phát triển công ty trong thời gian đến sẽ từng bước trồng mới và thay đổi toàn bộ giống chè trên đất công ty.

b) Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất:

Qua kết quả đánh giá chất lượng chè trong năm. Ngay từ đầu năm Công ty đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè công nghiệp nên việc thiết kế trồng và chăm sóc chè Kiến thiết cơ bản (KTCB) cũng như chè kinh doanh cơ bản thực hiện theo đúng quy trình. Vì vậy các vườn chè hạt Trung du lá nhỏ của công ty hiện tại đang kinh doanh có chất lượng khá, năng suất chè tăng dần qua các năm; đặc biệt là những vườn chè giống mới và trồng thử nghiệm như LD97, TRI777...

Tuy năng suất chè đã tăng lên hàng năm nhưng nói chung vẫn còn thấp so với tiềm năng cây chè và chỉ tiêu đề ra giai đoạn đầu kinh doanh (20-25tấn/ha).

c) Phòng trừ sâu bệnh:

Nói chung, trong những năm qua do yêu cầu chất lượng phải đảm bảo chè sạch nên công tác phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hoá học hạn chế đến mức thấp nhất, chủ yếu phòng là chính. Ngoài ra bón phân cân đối, hợp lý, dùng phân NPK chủ yếu. Những năm qua công tác bảo vệ thực vật đã có hiệu quả và đảm bảo được chất lượng chè sạch.

3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm:

Thu gom, chế biến nguyên liệu: Hiện tại đầu mối thu mua chế biến chè chủ yếu là công ty tổ chức thu mua và nhận nguyên liệu tại đồng ruộng (vườn chè) cho người lao động và vận chuyển về nhà máy chế biến của Công ty để tổ chức chế biến chè xanh.

Đến năm 2018 công suất chế biến của nhà máy đạt khoảng  20 tấn/ngày. Vì vậy năng lực chế biến hiện nay cao hơn rất nhiều so với những năm trước khi chưa chuyển sang công ty cổ phần.

- Tiêu thụ: Mặc dù thị trường quốc tế thời gian qua có nhiều biến động nhưng Công ty luôn giữ được bạn hàng truyền thống, tổ chức tốt khâu tiêu thụ, cơ bản sản lượng chè sản xuất ra trong từng năm đều được tiêu thụ hết, không có hàng tồn kho kdeos dài.

4. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý, điều hành:

+ Hàng năm rà soát lại đất đai đang quản lý để có kế hoạch phát triển sản xuất ngắn, trung và dài hạn của công ty

+ Thường xuyên kiểm tra công tác chăm sóc , thu hoạch vườn cây đảm bảo quy trình tại các đội sản xuất và hướng dẫn triển khai kịp thời đến người lao động.

+ Quản lý quy trình kỹ thuật sản xuất chế biến cũng như kỹ thuật trồng và thâm canh tăng năng suất chè đạt chất lượng cao.

+ Hàng năm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục đầu tư tại các đội sản xuất đảm bảo chất lượng.

+ Hằng năm tiến hành rà soát cân đối có kế hoạch điều chỉnh giá thu mua nguyên liệu hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Kết quả đạt được:

- Trong 02 năm trở lại đây, diện tích, năng suất chè được tăng lên hàng năm, đời sống của người trồng chè tương đối ổn định.

- Giống chè mới năng suất và chất lượng cao được đưa vào thí nghiệm có hiệu quả tại công ty và có kế hoạch thay đổi và mở rộng them diện tích.

- Chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là kỹ thuật làm giống mới cho người lao động. Cơ cấu giống chè đã thay đổi theo hướng tiến bộ và áp dụng trồng mới trong những năm tiếp theo.

- Thay đổi cơ cấu phân bón trong việc chăm sóc vườn chè; Đầu tư cải tạo lại nhiwwuf vườn cây có hiệu quả cao.

- Tổ chức khai thác thị trường, tiêu thụ có hiệu quả.

2. Tồn tại:

- Kết quả trồng mới hàng năm trong thời gian qua chưa đạt.

- Tuy năng suất chè đã tăng lên hàng năm nhưng còn thấp so với tiềm năng của cây chè cũng như chỉ tiêu đề ra (đạt 20-25 tấn/ha).

3. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân đạt được:

- Đã xác định đúng vị trí của cây chè là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên những vùng đất dốc.

- Sự phối hợp chỉ đạo quyết liệt giữa các bộ phận trong công ty đã mang lại hiệu quả.

- Áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như trình độ thâm canh đối với cây chè.

- Công nghiệp chế biến chè đã được nâng cấp, mở rộng theo hướng tiên tiến, hiện đại làm cho chất lượng chè chế biến được cải thiện, công suất chế biến chè tăng.

- Nguyên nhân tồn tại:

- Một số diện tích chè kinh doanh chưa thực hiện tốt quy trình kỹ thuật thâm canh, vấn đề chăm sóc làm cỏ dại (sau khi không dùng thuốc diệt cỏ trên vườn chè) chưa đảm bảo kịp thời, nên đã ảnh hưởng phần nào đến năng suất chè (giảm lứa hái, giảm năng suất từng lứa).

- Số diện tích chè hạt cho năng suất rất thấp (khoảng 8-10 tấn chè búp/ha).

- Về thời tiết khí hậu: Thời tiết nắng hạn trong năm kéo dài (thường 2-3 tháng); nước tưới vườn cây chủ yếu dựa vào nguồn nước trời (mưa) nên một số lứa hái trong năm giảm. Nhiều năm diện tích chè kiến thiết cơ bản chết hàng loạt vì không thể giải quyết được nước tưới.

- Giá vật tư tăng cao, và công tác chăm sóc vườn cây của một bộ phận người làm chè còn trông chờ ỷ lại, chưa có ý thức cao trong việc thâm canh vườn cây nên dẫn đến năng suất chè còn thấp so với tiềm năng cây chè cũng như chỉ tiêu đề ra.

- Tranh chấp giữa chăn nuôi và trồng trọt (chăn nuôi bò, trâu không có chuồng trại, không người chăn dắt, thả rông… của người dân địa phương) thường xuyên xảy ra trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ

TRONG THỜI GIAN ĐẾN

I . NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI:

1. Khó khăn:

- Đất đai quy hoạch trồng chè tại doanh nghiệp không còn nhiều để mở rộng diện tích.

- Giá cả các loại vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh đều tăng liên tục tác động trực tiếp đến đời sống và khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp đầu tư làm chè.

- Số diện tích chè hạt cho năng suất thấp nhưng để trồng mới lại diện tích này còn gặp nhiều khó khăn do người lao động hiện tại chủ yếu thu nhập chính từ vườn chè nêu trên.

- Sự nhận thức của một số người sản xuất chè chưa cao nên phần nào có ảnh hưởng đến công tác triển khai sản xuất của công ty.

- Thời tiết: Các vùng trồng chè đều là những vùng có chế độ mưa, nắng khắc nghiệt, hàng năm có ít nhất là 5-6 tháng khô hạn nên việc trồng mới, chăm sóc gặp nhiều khó khăn, số lứa thu hoạch/năm giảm. Chưa có hệ thống tưới chủ động nước cho vườn chè.

2. Thuận lợi:

- Công ty xác định cây chè là cây trồng chủ lực trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn của đơn vị và Huyện Đông Giang cũng đã cơ bản xác định cây chè là cây trồng chính tại khu vực Xã Ba, Xã Tư và các xã lân cận của công ty, đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đầu tư mở rộng sản xuất.

- Một số tiến bộ kỹ thuật về giống và các biện pháp kỹ thuật về cây chè đã được khẳng định, là cơ sở cho việc đầu tư thâm canh tăng năng suất chè một cách vững chắc.

- Cơ sở vật chất như đường giao thông, nhà xưởng thiết bị chế biến, phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt được đầu tư và tăng cường đang phát huy hiệu quả tăng năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh cho công ty.

- Thị trường tiêu thụ chè tuy có biến động nhưng cơ bản vẫn giữ được bạn hàng truyền thống và mở rộng được thị trường mới.

- Công tác chế biến chè đã được cải thiện theo công nghệ hiện đại và được gắn với vùng nguyên liệu.

- Có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển giao kỹ thuật trồng chè.

II. PHƯƠNG HƯỚNG: Khai thác tốt tiềm năng đất đai, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, tăng cường năng lực chế biến để thực hiện tốt mục tiêu sản lượng và chất lượng chè. Trên cở sở đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhất là lao động người đồng bào tại địa phương.

III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025 VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN ĐẾN NĂM 2030:

- Mục tiêu tổng quát:

+ Diện tích sản xuất đến năm 2030: 290 ha.

+ Sản lượng chè búp chế biến: 5.000-7.000 tấn

- Bước đi cụ thể: Từ nay đến năm 2025 thực hiện tốt kế hoạch trồng mới hàng năm đưa diện tích chè tăng đúng tiến độ tăng năng suất, sản lượng chè cụ thể cho từng năm như sau:

Diện tích, năng suất, sản lượng phải thực hiện từ năm 2019 – 2025 và hoàn thành kế hoạch dài hạn 2030:

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất chè búp tươi

(tấn/ha)

Sản lượng búp tươi

(tấn)

Sản lượng búp khô

(tấn)

Tổng số

DT cho sản phẩm

2019

20

70

11,5

805

178

2020

35

75

12.5

937,5

208

2021

45

75

>13

> 975

> 216

2022

50

75

14,5

1.087

241

2023

50

95

15,5

1.472

327

2024

50

130

16,5

2.145

476

2025

40

175

>18

> 3.150

> 700

2030

290

290

>20

6.000

> 1.200

IV. NHIỆM VỤ:

- Tổ chức thực hiện tốt kế họach trồng mới hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra.

- Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật để trồng mới, chăm sóc thâm canh, tăng năng suất chất lượng chè.

- Đầu tư, nâng cấp công nghệ chế biến để thực hiện tốt công tác thu mua hết nguyên liệu và kịp thời cho người trồng chè, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa xuất bán ra thị trường, giảm chi phí sản xuất, chế biến để tăng giá thu mua chè búp cho người trồng chè.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Rà soát điều chỉnh bổ sung kế hoạch diện tích: Đến hết năm 2025 diện tích chè là 290 ha, để đạt chỉ tiêu đề ra là 290 ha chè kinh doanh vào năm 2030 thì phải trồng mới hoàn toàn diện tích đang quản lý, diện tích là 290 ha, như vậy mỗi năm phải trồng mới từ 20 ha đến 50 ha. Dựa theo diện tích đất đã được quy hoạch trồng chè tại các địa bàn sản xuất để phát triển kế hoạch trồng mới trên địa bàn công ty.

Bố trí cơ cấu diện tích trồng mới và các giống chè từ 2019 – 2025:

ĐVT: ha

TT

Đội sản xuất

Tổng Diện tích

LD 97

TB 14

TRI 777

LDP 1

Giống khác

1

SỐ 1

23

13

10

0

0

0

2

SỐ 2

36

15

10

0

0

11

3

SỐ 4

18.7

18.7

0

0

0

0

4

SỐ 5

67.2

37.2

0

0

10

20

5

SỐ 6

31.2

5

10

16.2

0

0

6

ĐỘI 7+8

67.7

40

10

7.7

10

0

ĐỘI 9

46.2

21.1

0

6.1

10

9

 

Tổng cộng

290

150

40

30

30

40

Như vậy đến năm 2025 thực hiện trồng mới toàn bộ diện tích chè của công ty đang quản lý là 290 ha. Cụ thể tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:

STT

Năm triển khai

Hạng mục

Diện tích

(ha)

Kinh phí thưc hiện

(vn đồng)

01

2019

Trồng mới chè

20

5.340.800.000

02

2020

Trồng mới chè

35

9.346.400.000

03

2021

Trồng mới chè

45

12.016.800.000

04

2022

Trồng mới chè

50

13.352.000.000

05

2023

Trồng mới chè

50

13.352.000.000

06

2024

Trồng mới chè

50

13.352.000.000

07

2025

Trồng mới chè

40

10.681.600.000

08

TỔNG

Trồng mới chè

290

77.441.600.000

*/ Tổng vốn đầu tư:  77.441.600.000 đồng. (Bảy mươi bảy tỷ, bốn trăm bốn mươi mốt triệu, sáu trăm ngàn đồng y).

*/ Nguồn Vốn: Huy động vốn từ cổ đông; Vay vốn từ ngân hàng.

Theo cơ cấu giống chè công ty đã khảo sát và có kế hoạch đến năm 2025 cơ cấu giống chè trên địa bàn công ty đã thay đổi so với hiện tại; Các giống chè lai năng suất cao và chất lượng tốt sẽ thay thế toàn bộ giống chè hạt trung du lá nhỏ hiện nay; Với diện tích các giống LD 97 chiếm 150 ha (51,7%). Giống chè TB 14 là 40 ha (13,7%), các giống chè  như TRI 777 và LDP1 chiếm 30 ha (10,3%) số diện tích còn lại là các giống chè cao sản; chè Ôlong... chất lượng cao.

2. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất:

a) Giống chè:

- Bố trí đều thành phần các giống chè mới ở các đơn vị sản xuất theo diện tích đất đai hiện công ty đang quản lý và phân bổ giống chè chất lượng cao ở những vùng trọng điểm, có điều kiện canh tác và thâm canh vườn cây cao để đem lại hiệu quả tốt hơn.

- Công tác sản xuất giống:

+ Thực hiện việc trồng lại và trồng mới bằng chè giâm cành 100% diện tích. Các vườn nhân giống của doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo quy trình sản xuất, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ xuất vườn cao. Xây dựng các vườn giống với quy mô đảm bảo phục vụ tốt kế hoạch trồng mới hàng năm của công ty.

+ Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống cây trồng theo các quy định của nhà nước.

b) Thâm canh tăng năng suất: Tập trung triển khai, chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo quy trình đề ra, thực hiện đầu tư cao và cân đối các yếu tố vật tư phân bón để tăng nhanh năng suất, sản lượng. Phấn đấu đưa năng suất trên diện tích chè kinh doanh trung bình toàn công ty đến năm 2030 lên > 20 tấn búp tươi/ha.

c) Công tác thuỷ lợi, tưới tiêu vườn chè:

Ngoài việc tranh thủ sử dụng nguồn nước mưa để phục vụ cho vườn chè như hiện nay. Công ty sẽ rà soát và có kế hoạch phát triển xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vùng thâm canh và một số diện tích chè kinh doanh theo hướng chè sạch, bằng nguồn nước tưới từ hệ thống sông suối bao bọc chung quanh một số vườn chè trên địa bàn công ty để đảm bảo diện tích được tưới cao nhất.

Hằng năm triển khai khơi thông các dòng chảy và mương thoát nước nội bộ trong vườn chè để tránh việc ngập úng chè vào mùa mưa kéo dài.

d) Công tác phòng trừ sâu bệnh: Hạn chế dùng thuốc hoá học, phòng là chính. Cách phòng trừ sâu bệnh hại chè tốt nhất là phải phòng ngay từ đầu bằng cách sử dụng hoạt chất có nguồn gốc sinh học để xử lý sau khi đốn để diệt các loại nấm bệnh có thể cư trú qua đông, bón phân cân đối hợp lý, chủ yếu dùng phân hữu cơ.

e) Công tác khuyến nông: Tăng cường công tác khuyến nông để nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người trồng chè. Luôn kiểm tra và hướng dẫn người làm chè về các tiến bộ kỹ thuật mới, đồng thời tổ chức các đoàn tham quan học tập ở một số điển hình về ngành chè ở Tây Nguyên và Miền Bắc.

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Đường nguyên liệu: Tiếp tục thực hiện hoàn thành các hạng mục đường giao thông nội bộ trong vườn chè công ty trong việc vận chuyển nguyên liệu chè búp tươi.

- Công nghệ chế biến: Đầu tư thêm một số công nghệ chế biến chè theo từng giai đoạn, đáp ứng chế biến hết nguyên liệu trong công ty và vùng nguyên liệu dự kiến phát triển trong nhân dân trên địa bàn.

4. Tổ chức tốt việc thu hoạch, chế biến và nâng cao chất lượng chè:

a) Yêu cầu chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng chè phải áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đối với sản xuất và chế biến chè. Duy trì quy trình sản xuất GMP; tiến đến áp dụng quy trình HACCP trong công nghệ sản xuất chè trong năm đến 2020 và những năm tiếp theo.

b) Công tác chế biến:

Để bảo đảm yêu cầu về chất lượng chè và công tác thu mua nguyên liệu cho người sản xuất cần phải cân đối giữa nguyên liệu và chế biến hàng năm để xây dựng thêm nhà máy và chế biến phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm.

4. Chính sách hỗ trợ phát triển cây chè: Thực hiện theo quy định hiện hành và tranh thủ các chính sách hỗ trợ của địa phương các cấp từ Huyện, Tỉnh và Trung ương.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Công ty Cổ phần Nông Lâm nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam: Là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dự án " Trồng mới vùng nguyên liệu chè bằng các giống chè nhập nội (LD 97; TRI 777; TB 14…) hình thành vùng nguyên liệu chế biến chè tại Công ty.

Trên cơ sở dự án đã được phê duyệt, cân đối nguồn tài chính hàng năm và tranh thủ các chính sách hỗ trợ đầu tư của UBND Tỉnh Quảng Nam; UBND Huyện Đông Giang; đối với chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn; Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp trên địa bàn, công ty tập trung phân khai kế hoạch trồng mới chè theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế đảm bảo không ảnh hưởng đến thu nhập người làm chè trên địa bàn công ty.

Công ty triển khai cho các bộ phận liên quan thực hiện tốt công tác chăm sóc, thâm canh vườn cây và thu mua chế biến nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm chè chế biến đủ tiêu chuẩn, về số lượng cũng như chất lượng đạt hiệu quả cao cao.

                                                                                                                      GIÁM ĐỐC CÔNG TY

                                                                                                                            KT.GIÁM ĐỐC
                                                                                                                           PHÓ GIÁM ĐỐC
                                                                                                                                 (Đã ký)
                                                                                                                     Nguyễn Đại Trường


Tác giả: CÔNG TY QUYẾT THẮNG

Nguồn tin: CÔNG TY QUYẾT THẮNG

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY CP NÔNG LÂM NGHIỆP QUYẾT THẮNG QUẢNG NAM
Trụ sở chính: Thôn Ban Mai - Xã Ba - Đông Giang - Quảng Nam
Điện thoại: 02353797125
Email: nonglamnghiepqtqn@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập

000013373

 

WinandOffice: Your Source for 2024 Microsoft Windows & Office Keys

Upgrade Your Microsoft Experience: Get 2024 Windows & Office Licenses Today!

Windows and Office